Hà Nội cũng là một trong những bảo vệ được nhiều công trình xây dựng cổ từ xa xưa. Phải kể đến thành trì đá ong duy nhất của Việt Nam – Thành cổ Sơn Tây. Không chỉ có lối thiết kế phong kiến độc đáo, nơi đây còn lưu giữ dấu tích lịch sử đáng quý. Hãy cùng Halo review thành cổ Sơn Tây ngay nhé!
1. Thành cổ Sơn Tây ở đâu?
Không quá khó khăn để đi tới Thành cổ Sơn Tây, giống như một chuyến đi phượt gần Hà Nội mà thôi. Cách trung tâm thành phố không xa là xã Sơn Tây, tìm phường Lê Lợi là tới. Có rất nhiều cách để di chuyển tới nơi đây, bạn có thể đi bằng xe máy, ô tô, xe khách hay thậm chí là xe bus. Dành trọn vẹn 1 ngày tham quan là thoải mái rồi.
- Tự lái xe ô tô hay xe máy: Đi theo đường quốc lộ 32. Chạy thẳng một mạch tới thị xã Sơn Tây khoảng 42Km thì tới thành cổ. Xe máy vẫn là lựa chọn lý tưởng nhất nếu bạn muốn tự khám phá.
- Xe bus: Tuyến xe bus số 70, 71, hoặc 77 sẽ đưa bạn tới khu vực thành cổ. Nếu không “hầu bao” không dư giả, hãy lựa chọn phương tiện công cộng này nhé.
Tọa độ: Hoàng Diệu, phường Quang Trung, thị xã Sơn Tây
Ảnh: Sưu tầm
2. Đôi nét về lịch sử của thành cổ
Đây là công trình lịch sử từ thời chống giặc ngoại xâm của ông cha ta. Thành cổ Sơn Tây được xây dựng hoàn toàn bằng chất liệu đá ong với diện tích lớn tới 16 hecta. Tính đến nay, di tích đá ong lịch sử này là công trình duy nhất có tuổi đời lâu năm tại Việt Nam. Vào thời nhà Nguyễn, thành cổ bảo vệ thủ phủ của ba tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa và Tuyên Quang.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, thành cổ nhiều lần bị chiếm đóng. Cho đến khi dân tộc ta dành được thắng lợi thì đây lại là địa điểm họp của các nguyên thủ Việt Nam. Đất nước thống nhất, Bộ Văn hóa vinh danh nơi đây là di tích lịch sử mang cấp quốc gia.
Ảnh: Sưu tầm
3. Review Thành Cổ Sơn Tây
Cách biệt với sự ồn ào, xô bô nơi cuộc sống trung tâm thủ đô, thành cổ mang vẻ đẹp cổ kính với kiến trúc thời phong kiến đặc trưng. Theo dòng chảy thời gian, nhiều mảng tường được phủ rêu xanh, nhưng lại trở thành góc sống ảo thú vị của giới trẻ.
3.1 Vẻ đẹp kiến trúc Vauban
Tường thành cổ được xây cao khoảng 1 trượng 1 thước (4,4m). Nếu nhìn từ xa, bạn sẽ thấy bức tường thành rất kiên cố, không gian rộng rãi giữa khung cảnh thiên nhiên kỳ thú. Tường thành được xây dựng theo đúng kiến trúc thời xưa, nên mang lại cảm giác mộc mạc, hoang sơ.
Ảnh: Sưu tầm
Phong cách thiết kế này có tên gọi là kiến trúc Vauban. Tường được xây theo khối hình vuông cạnh 500m, tổng chiều cao của bức tường thành đến khoảng 5m. Nếu để ý kỹ sẽ thấy những chi tiết hình bán nguyệt trên gạch với những lỗ châu mai. Hay thời đó còn gọi là lỗ ngắm bắn trong mỗi cuộc xâm lược.
Thành cổ Tây Sơn gồm có bốn cửa chính được đặt tên tương tự: Cửa tả, hữu, tiền và hậu. Từ phía cửa tả, du khách sẽ nhìn thẳng ra phố Phùng Khắc Khoan (hay chợ Nghệ cũ). Bên cửa hữu sẽ nhìn ra khu phố Trần Hưng Đạo và cửa tiền chính là phố Quang Trung. Đặc biệt là cửa hậu nhìn thẳng ra bờ sông Hồng. Vị trí xây dựng thành được coi là đắc địa vô cùng bởi dễ dàng quan sát kẻ địch tứ phía.
Ảnh: Sưu tầm
Bên trong phía thành chính có một kỳ đài cao 18m với hệ thống cửa sổ tận dụng ánh sáng mặt trời tự nhiên. Đây chính là ngọn tháp canh của lính An Nam thời bấy giờ. Có dịp đi sâu vào bên trong tháp, du khách sẽ thấy kiến trúc xoáy trôn ốc tựa thành Cổ Loa. Dưới chân tháp chính là hai giếng nước lớn, ánh sáng chiếu xuống mặt giếng tạo tia lấp lánh, an yên.
Ảnh: Sưu tầm
3.2 Khu vực Điện Kính, cổng Vọng Cung
Đây có lẽ là vẻ đẹp nổi bật nhất trong Thành cổ Sơn Tây. Ngày xưa, Điện Kính Thiên và cổng Vọng Cung (Đoan Môn Cổ) là nơi nghỉ ngơi của các nhà vua vào những dịp lễ bái lớn. Nơi đây được bố trí hệ thống bảo vệ kiên cố, lũy tre xanh rì, và những khẩu đại bác lớn. Giặc xâm phạm sẽ lập tức tấn công để bảo vệ vua. Bởi sự tinh tế, kiên cố ấy, thành cổ được mệnh danh là nơi phòng thủ vững chãi nhất trong lịch sử Việt Nam.
Ảnh: Sưu tầm
Với tuổi đời đã gần 200 năm tuổi, tuy đã nhiều lần bị phá hủy bởi giặc ngoại xâm nhưng thành cổ Sơn Tây vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính tới bây giờ. Đây cũng là một minh chứng lịch sử hào hùng cho chiến thắng hào hùng, một thời máu lửa của dân tộc. Tới thành cổ không chỉ là để tham quan, còn là để du khách có dịp ghi nhớ lại lịch sử quân và dân ta. Đừng quên tham khảo thêm nhiều địa điểm du lịch gần Hà Nội từ Halo nhé!
Địa điểm khác
No comments:
Post a Comment