Thursday, December 10, 2020

Khám phá chùa Trấn Quốc - ngôi chùa gần 1500 năm cực bình yên ở thủ đô

Người xưa đã từng có câu nói: “Muốn cầu tình duyên thì đi chùa Hà. Muốn cầu làm ăn thì đến phủ Tây Hồ. Còn muốn cầu bình yên thì phải đến chùa Trấn Quốc”. Cho đến ngày nay, ngôi chùa này vẫn thu hút đông đảo du khách thập phương ghé tới để cầu may. Không chỉ là một địa điểm du lịch tâm lịch, chùa Trấn Quốc còn được biết đến nhờ vẻ đẹp kiến trúc đặc biệt. Cùng Halo Travel khám phá ngôi chùa cổ gần 1500 năm này nhé!

1. Đôi nét về chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc ở đâu?

  • Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Yên Phụ, Tây Hồ

Chùa Trần Quốc tọa lạc ở đường Thanh Niên, Yên Phụ, Tây Hồ. Đây được xem là một vị trí đắc địa hay nằm ở ngay gần Hồ Tây cũng như trung tâm của thủ đô. Do đó, bạn có thể ghé tới đây bằng nhiều phương tiện khác nhau. Nếu di chuyển bằng xe bus, bạn sẽ phải bắt xe số 50.

nhat_bun chua tran quoc

Ảnh: @nhat_bun

Lịch sử của chùa Trấn Quốc

Theo tìm hiểu, chùa Trấn Quốc đã được xây dựng từ thời vua Lý Nam Đế (541-547) tại thôn Y Hoa, gần bờ sông Hồng. Đến đời vua Lê Trung Hưng thì chuyển vào trong đê Yên Phụ. Sau đó, vào các năm 1624, 1628 và 1639, chùa tiếp tục được trùng tu, mở rộng.

marcusdanby chua tran quoc

Ảnh: @marcusdanby

Trước đây, chùa có tên gọi là chùa Khai Quốc. Đến thời vua Lê Hy Tông thì chuyển thành Trấn Quốc cho đến ngày này. Chùa Trấn Quốc đã từng là trung tâm Phật Giáo vào thời Lý Trần và thường được các vị vua và quan triều đình ghé tới để vãn cảnh và ngự giá trong các dịp lễ trong năm. Cho đến ngày nay, chùa Trấn Quốc vẫn luôn là một địa điểm được rất nhiều du khách thập phương ghé tới để cầu bình yên.

Xem thêm: Danh sách 12 ngôi chùa đẹp ở Hà Nội

2. Khám phá kiến trúc đặc biệt ở chùa Trấn Quốc

Ngôi chùa cổ gần 1500 năm tuổi này tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ ở Hồ Tây. Vì là chùa cổ lâu đời nên chùa Trấn Quốc đã trải qua nhiều lần tu sửa. So với kiến trúc ban đầu, chùa hiện nay đã có quy mô hoành tráng và vẫn giữ được những nét cổ kính từ năm 1815 đến giờ. Đặc biệt, vào năm năm 2016, báo Daily Mail của Anh đã bình chọn chùa Trấn Quốc là một trong 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới.

dw_places chua tran quoc ha noi

Ảnh: @dw_places

Cũng giống với những ngôi chùa ở Hà Nội khác, chùa Trấn Quốc được thiết kế theo trình tự và nguyên tắc của Phật Giáo. Chùa gồm 3 ngôi chính là Tiền Đường, nhà Thiêu Hương và nhà Thượng Điện. 3 nhà này nối với nhau thành chữ Công (工). Chùa Trấn Quốc sở hữu diện tích lên tới hơn 3000m2 gồm nhiều khu vực khác nhau.

barrytnz chua tran quoc

Ảnh: @barrytnz

Khu nhà Tiền Đường có hướng quay về phía Tây. Hai bên nhà Thiêu Hương và Thượng Điện có hai dãy hành lang. Phía sau khu Thượng Điện là gác chuông với kiến trúc ba gian có mái chồng diêm. Phía bên tay trái của khu Thượng Điện là nhà bia. Hiện nay, tại chùa Trấn Quốc vẫn còn lưu giữ 14 tấm bia với nhiều ý nghĩa về văn hóa cũng như lịch sử.

3. Những công trình đặc biệt nhất của chùa Trấn Quốc 

Tòa Bảo Tháp lục độ đài sen 

Một trong những công trình tiêu biểu nhất ở chùa Trấn Quốc không thể không nhắc đến chính là tòa Bảo Tháp lục độ đài sen. Ngay từ phía ngoài đường Thanh Niên bạn cũng có thể nhìn thấy tòa Bảo Tháp này đó.

dailytraveldestination chua tran quoc

Ảnh: @dailytraveldestination

Tòa Bảo Tháp lục độ sen đài được xây dựng từ năm 1998 đến năm 2003 thì hoàn thành. Ngôi Bảo Tháp này sở hữu chiều cao lên tới 15m gồm 11 tầng. Điều đặc biệt ở tòa Bảo Tháp này chính là bên trong mỗi tầng tháp sẽ được đặt 6 pho tượng Phật bằng đá quý màu trắng trong những ô cửa hình vòm.

world_travel_design chua tran quoc

Ảnh: @world_travel_design

Trên đỉnh của tháp có một tháp sen 9 tầng hay còn được biết đến là Cửu phẩm liên hoa. Tháp sen được tạc bằng đá quý nhưng vô cùng mềm mại. Đây cũng là công trình thường được nhiều du khách ghé tới tham quan và tìm hiểu nhất.

Một số ngôi chùa ở Hà Nội đẹp khác:

Cây bồ đề từ Ấn Độ

Đối xứng với tòa Bảo Tháp bạn sẽ thấy có 1 cây bồ đề. Được biết, cây bồ đề này đã được chính tổng thống Ấn Độ tặng trong chuyến thăm Hà Nội vào năm 1959. Điều tạo nên sự đặc biệt cho cây bồ đề chính là chúng được chiết từ cây đại bồ Đạo Tràng – nơi Đức Phật Thích Ca ngồi hành đạo cách đây hơn 25 thế kỉ.

cay bo de chua tran quoc

Ảnh: sưu tầm

Kho tàng kỉ vật Phật Giáo

Đến với chùa Trấn Quốc bạn sẽ được khám phá một pho tàng Phật Giáo đồ sộ và mang tính lịch sử văn hóa tín ngưỡng lớn. Ngôi chùa cổ đại này sở hữu những pho tượng Phật và Bồ Tát được làm từ các loại đá quý được đặt trong tòa Thượng Điện. Đặc biệt, vào bên trong bạn sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn được sơn son thiếp vàng vô cùng tinh xảo.

tuong-vang-trong-chinh-dien-tam-bao-chua-Tran-Quoc-Ha-Noi

Ảnh: sưu tầm

4. Lưu ý khi đi chùa Trấn Quốc

  • Vì là một địa điểm du lịch tâm linh nên khi tới đây bạn nên lựa chọn những trang phục lịch sự, kín đáo. Không nên mặc hở hang, quần đùi, áo cộc.
  • Vào các ngày lễ Tết hay ngày rằm, mùng 1, chùa đón rất đông du khách ghé tới tham quan cũng như cầu may. Chính vì vậy, khi tới chùa vào những ngày đông đúc bạn nên tự bảo quản tư trang của mình.
  • Không sờ tay vào các pho tượng bên trong chùa

Nếu là một người thích tìm hiểu về lịch sử và văn hóa hay đơn giản muốn tìm cho mình một nơi bình yên, thanh tịnh thì chùa Trấn Quốc chắc chắn sẽ là một điểm dừng chân lý tưởng. Không quá hào nhoáng hay tráng lệ, ngôi chùa cổ gần 1500 năm tuổi này níu chân du khách nhờ vẻ đẹp cổ kính và yên bình giữa thủ đô Hà Nội.

Xem thêm bài viết: 

Wednesday, December 9, 2020

Chùa Phổ Quang, góc thanh tịnh giữa Hà Nội tấp nập

Chùa Phổ Quang Hà Nội hay còn gọi là chùa Tình Quang nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15km về phía Bắc. Nếu bạn đang dự định đến thăm ngôi chùa này, thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé. 

1. Vài nét về chùa Phổ Quang Hà Nội

  • Địa chỉ: thuộc tổ 3, phường Giang Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Vào năm 1945, đất chùa Phổ Quang nguyên là đất các xã Quán Tình và Tình Quang thuộc tổng Đặng Xá, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Đến giai đoan sau Cách mạng tháng Tám, khu vực này được gọi là xã Giang Biên.

Từ năm 1961, xã Giang Biên được sát nhập thuộc địa phận thành phố Hà Nội. Mãi đến tháng 1/2014, Giang Biên mới được đổi tên thành phường Giang Biên, quận Long Biên, thuộc nội thành thành phố Hà Nội.

di tich chua pho quang

Ảnh: Sưu tầm

2. Hướng dẫn di chuyển đến chùa Phổ Quang

Chùa Phổ Quang nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15km về phía Bắc, cách Quốc lộ 1A khoảng 2km. Nếu bạn di chuyển từ trung tâm Hồ Hoàn Kiếm, bạn có thể di chuyển qua cầu Chương Dương. Tiếp đó, bạn đi qua cầu Đuống cũ và rẽ phải. Bạn đi tiếp theo đường đê sông Đuống khoảng 2km là đến thôn Tình Quang. Chùa nằm ngay sát chân đê ở phía trong.

map chua pho quang

Ảnh: Google Map

Xem chi tiết cách di chuyển tới chùa Phổ Quang trên Google maps.

3. Kiến trúc độc đáo của chùa Phổ Quang

Bên ngoài chùa Phổ Quang

Giống như những ngôi chùa của làng quê vùng đông Bắc Bộ, chùa Phố Quang có đình để thờ thành hoàng làng và có chàu để thờ Phật. Tương truyền chuyện xưa kể lại, chùa Phố Quang được xây dựng từ rất sớm. Tuy nhiên do có nhiều biến động của lịch sử, nên diện mạo cũ của ngôi chùa đã không còn. Theo đó, ngôi chùa cũng đã được trung tu rất nhiều lần trong thế kì XII.

Hiện nay, các kiến trúc của ngôi chùa bao gồm: Tam quan, chùa chính với 5 gian Tiền Đường, 3 gian Thường điện, 5 gian Nhà mẫu, 5 gian nhà khác. Toàn bộ công trình chùa Phố quang được quy hoạch trên khu đất rộng đến gần 5.000m2. Bên trong khuôn viên ngồi chùa có rất nhiều cây rợp mát, tạo nên không gian thoáng mát, tĩnh mịch.

khong gian chua pho quang

Ảnh: Sưu tầm

Những kiến trúc chạm khắc bên trong

Chùa chính mang kết cấu theo kiểu chữ Định gồm: 5 gian Tiền đường, 3 gian Thượng điện. Toàn bộ đều được lợp bằng mái ngói ta. Bộ khung được làm theo kiểu “chồng rường, giá chiêng” Các chi tiết được chạm khắc với những đề tài quen thuộc, truyền thống của Việt Nam như: đầu Rồng mặt Hồ phù, lát lật, văn hình học, văn mây,….

Tuy nhìn bên có vẻ đơn giản hơn so với những di tích khác, những chùa Phổ Quang có những nét chạm vẫn khỏe khoắn, phóng khoáng và ấn chứa những giá trị của nghệ thuật chạm khắc truyền thống.

gian tiep khach

Ảnh: Sưu tầm

Xem thêm:

4. Chùa Phổ Quang có gì hấp dẫn du khách?

Điểm thu hút nhiều du khách đến với chùa Phổ Quang đó chính là hệ thống tượng tròn hiện nay ở chùa. Tuy số lượng tượng Phật không nhiều, nhưng giá trị nghệ thuật từ các pho tượng thfi rất lớn. Một vài tượng Phật nổi tiếng trong chùa như:

  • Tượng A Nan, Ca Diếp: Đây là một trong những tượng đẹp nhất ở chùa. Toàn bộ thân tường chỉ cao đến 1m, khuôn mặt trái xoan, miệng nhỏ, sống mũi thẳng, tai dày, cổ hơi mập. Tay tượng A Nan được tạc trong tư thế “liên hoa:, còn tương Ca Diếp là kết ấn “mật phùng”.
  • Tương Tam Thế: Đại diện cho 3000 vị phật ở  ba thời: quá khứ, hiện tại và vị lai. Bức tượng mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX.
  • Tượng A Di Đà: Bức tượng được tác dạng lùn, cao khoảng 1m20. Điểm đặc biệt của bức tượng này là phần đài sen được làm gồm 3 lớp cánh, đầy các cánh sen đều rất nhọn Tượng mang nhiều tướng quý với nhục kháo có tướng “Vô kiến đỉnh” nổi đầu trên hộp sọ.

Ngoài các pho tượng tiêu biểu trên, tại chùa vẫn còn rất nhiều bức tượng khác như: tượng Khuyến Thiện, Trừng Ác, tượng Đức Ông, Đức Thánh Hiền, tượng Mẫu, tượng Tổ,… Vì vậy, khi đến chùa bạn đừng quên tham quan hết những bức tượng mang giá trị nghệ thuật cao này nhé.

5. Các hoạt động Phật Giáo lớn trong năm tại chùa Phổ Quang

Ngày nay, chùa Phổ Quang là điểm đến được rất nhiều Phật tử lui tới chiêm bái lễ chùa. Bởi nơi đây hàng năm thường tổ chức rất nhiều các hoạt động Phật giáo lớn như:

  • Lễ Thượng Nguyên vào ngày 15 tháng 01 âm lịch
  • Lễ Phật Đản vào ngày 15 tháng 04 âm lịch
  • Lễ Vu Lan vào ngày 15 tháng 07 âm lịch
  • Vía Đạt Ma sư tổ vào ngày 05 tháng 10 âm lịch
  • Lễ Hạ Nguyên vào ngày 15 tháng 10 âm lịch

Bên cạnh đó, những ngày rằm, mùng Một âm hàng tháng, chùa đều đón một lượng khách lớn đến chiêm bái lễ chùa. Vì vậy chùa đều mở cửa từ sáng đến tối để đón khách, bạn cũng có thể qua vào những ngày này để cầu may.

6. Một số điều lưu ý khi đến chùa Phổ Quang

Để có chuyến tham quan chùa Phổ Quang suôn sẻ, thuận lợi, bạn đừng bỏ qua những lưu ý sau đây nhé:

  • Khi đến chùa, bạn nên chú ý giữ im lặng để tránh làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.
  • Chùa Phổ Quang là một địa điểm trang nghiêm. Vậy nên bạn nên chú ý mặc những bộ quần áo kín đáo, lịch sự.
  • Một điều nữa, bạn nhớ giữ gìn vệ sinh chung tại chùa nha.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có một buổi tham quan chùa Phổ Quang thật suôn sẻ và yên bình.

Xem thêm các ngôi chùa khác ở Hà Nội: 

Wednesday, December 2, 2020

TỔNG HỢP danh sách chùa ở Hà Nội linh thiêng, cầu được ước thấy

Hà Nội không chỉ nổi tiếng bởi những danh lam thắng cảnh hay những điểm tham quan. Mảnh đất thủ đô nghìn năm văn hiến này còn sở hữu những ngôi chùa linh thiêng được nhiều người ghé tới cầu bình an. Cùng Halo Travel lưu ngay danh sách chùa ở Hà Nội cực linh, cầu được ước thấy dưới đây nhé! 

1. Chùa Hương

  • Địa chỉ: Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội
  • Ngày lễ hội: từ mùng 6 tháng 1 đến tháng 3 âm lịch

Nếu để kể tên một ngôi chùa nổi tiếng nhất nhì thủ đô chắc chắn ai cũng sẽ nghĩ ngay đến chùa Hương. Ngôi chùa này nằm ở Hương Sơn, Mỹ Đức, cách thành phố khoảng chừng 50km, mất 2-3 giờ di chuyển. Nơi đây được xây dựng từ đời vua Lê Hy Tông, cách đây hơn 600 năm. Chùa Hương nổi tiếng với những công trình kiến trúc tiêu biểu như động Hương Tích, chùa Thiên Trù, động Tiên Sơn, chùa Giải Oan, đền Cửa Võng…

 chua huong

Ảnh: @phuonghip_

Khi tới đây du khách không chỉ hành hương cầu may mà còn thưởng ngoạn cảnh sắc núi rừng vô cùng hùng vĩ. Có thể nói, chùa Hương chính là nơi có lễ hội lớn và kéo nhất ở Việt Nam. Lễ hội chùa Hương thường bắt đầu diễn ra từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm lịch, thu hút đông đảo du khách thập phương ghé tới.

Tuy nhiên, vào dịp lễ hội này, lượng khách đổ về thường rất đông nên khó tránh khỏi tình trạng quá tải. Nếu bạn có kế hoạch hành hương tại đây thì nên đi vào ngày thường nhé!

Khám phá: Chùa Hương Hà Nội – Điểm du lịch tâm linh nổi tiếng

2. Chùa Hà

  • Địa chỉ: phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Ngày lễ hội: ngày 11 tháng 1 âm lịch – ngày 12 tháng 2 âm lịch – ngày 12 tháng 8 âm lịch – 

Chùa Hà nổi tiếng là một ngôi chùa cầu tình duyên ở Hà Nội. Có rất nhiều người “khi đi lẻ bóng, khi về có đôi”. So với những ngôi chùa khác, chùa Hà mang lối kiến trúc độc đáo khi kết hợp giữa cổ kính với hiện đại. Khu vực Tam Quan được thiết kế gồm 2 tầng. Sau khi đi qua cổng Tam Quan bạn sẽ thấy có hồ nước hình bán nguyệt và khu vườn cây rộng rãi. Bên trong chùa có thờ Phật, phía sau là Điện Mẫu và Thần Điện.

chua ha ha noi

Ảnh: kenh14

Không chỉ đông vào những ngày lễ hội mà ngay cả vào những ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng cũng có rất nhiều nam thanh nữ tú đến thành tâm cúng bái cầu tình duyên đó.

Đừng bỏ qua: Kinh nghiệm đi chùa Hà cầu duyên

3. Chùa Trấn Quốc 

  • Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội

Người Hà Nội thường nói rằng “Đi lễ cầu tài lộc buôn bán thì đi Phủ Tây Hồ, cầu tình duyên thì đi chùa hà, còn cầu bình an thì phải đi chùa Trấn Quốc.” Ngôi chùa này nằm ở ngay cạnh Hồ Tây là sở hữu lối kiến trúc vô cùng đặc sắc. Trong danh sách chùa ở Hà Nội nhất định bạn phải ghé tới đây 1 lần nhé.

 chua tran quoc

Ảnh: @reo_nguyen

Được biết, chùa Trấn Quốc đã được xây dựng từ thời Lý Trần và được xem là trung tâm Phật Giáo lớn nhất của Thăng Long xưa. Chùa sở hữu diện tích lên tới 3000m2 gồm 3 ngôi: tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điền. Nếu nhìn từ trên xuống bạn sẽ thấy chùa có hình dáng giống chữ Công. Điểm nổi bật của chùa chính là tòa tháp lục được xây bằng gạch đỏ ở chính giữa. Nhờ sở hữu địa thế hoàn hảo nên báo Daily Mail ở Anh xếp chùa vào trong số 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới.

4. Chùa Quán Sứ 

  • Địa chỉ: 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
  • Ngày lễ hội: lễ Phật Đản rằm tháng Tư (Âm lịch)

Không chỉ là một ngôi chùa linh thiêng, chùa Quán Sứ còn được biết đến là một trung tâm Phật Giáo Việt Nam. Trong danh sách chùa ở Hà Nội, chùa Quán Sứ đặc biệt ở chỗ các câu đối trong chùa đều được ghi bằng chữ Quốc Ngữ. Kiến trúc của ngôi chùa mang đậm phong cách của vùng Bắc Bộ thời xưa với mái vòm, ngói vảy. Không những vậy, bên trong gian Quan Âm đang trưng bày pho tượng sáp của hoà thượng Thích Thanh Tứ – nguyên Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với kích cỡ như người thật.

chua quan su  Ảnh: sưu tầm

5. Chùa Kim Liên

  • Địa chỉ: làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội

Nằm trong danh sách chùa ở Hà Nội linh thiêng chắc chắn không thể bỏ qua chùa Kim Liên. Nơi đây nằm ở làng Nghi Tàm, Quảng An ngay sát hồ Tây. Chùa Kim Liên được xem là nơi trấn giữ phía Nam của kinh đô thời xưa. Vào ngày ngày rằm, mùng 1 hay dịp đầu năm thường có rất đông du khách thập phương ghé tới để cầu may.

chua kim lien

Ảnh: sưu tầm

Vì được xây dựng từ thời nhà Lý nên kiến trúc của ngôi chùa này mang đậm dáng vẻ cung đình. Cổng chùa được làm toàn bộ từ gỗ, bên trong chạm khắc hình rồng, hoa sen, hổ phù hay mây vờn vô cùng tinh tế.

6. Chùa Phổ Quang

  • Địa chỉ: Tình Quang, Giang Biên, Long Biên, Hà Nội

Chùa Phổ Quang hay còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Tình Quang. Tuy không quá nổi tiếng thế nhưng nơi đây lại gây ấn tượng với nền lịch sử lâu đời. Chùa Phổ Quang gồm những công trình chính như: cổng Tam quan, 5 gian Tiền đường, 3 gian Thượng điện, 5 gian Nhà Mẫu, 5 gian nhà khách với diện tích lên tới 4.750m2.

chua pho quang ha noi

Ảnh: sưu tầm

7. Chùa Một Cột

  • Địa chỉ: phố Chùa Một Cột, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
  • Ngày lễ hội: ngày 8 tháng 4 âm lịch

Tọa lạc ở ngay trung tâm thành phố, gần với Lăng Bác, quảng trường Ba Đình hay Cột cờ Hà Nội đó chính là chùa Một Cột. Nơi đây được biết đến là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất ở Việt Nam. Được xây dựng từ năm 1049, dưới thời vua Lý Thái Tông, chùa Một Cột còn được biết đến với tên gọi khác như chùa Chùa Mật, Diên Hựu Tự hay chùa Liên Hoa Đài. Sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi trước đây, khi vua Lý Thái Tông nằm mơ thấy có Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên tòa.

 chua mot co

Ảnh: @welpipi 

So với các chùa ở Hà Nội khác, chùa Một Cột gây ấn tượng vì nằm ở giữa hồ nước trong xanh. Chùa được xây bằng gỗ, các cột trụ bằng đá nên vô cùng chắc chắn. Nếu nhìn từ xa bạn sẽ thấy chùa giống như một bông sen đang mọc trên mặt hồ vậy đó. Từ phía ngoài, du khách sẽ trải qua 13 bậc thang dẫn vào bên trong chùa. Phía bên trong là nơi thờ Phật Quan Âm. Trải qua nhiều năm lịch sử, cho đến ngày này chùa Một Cột đã trở thành một biểu tượng của thủ đô thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

8. Chùa Láng 

  • Địa chỉ: phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội 
  • Lễ hội: ngày 7/3 âm lịch

Chùa Láng được biết đến là “đệ nhất tùng lâm” ở phía Tây kinh thành Thăng Long nhờ sở hữu lối kiến trúc hài hòa. Ngôi chùa này có kiến trúc theo kiểu nhà Bát Giác – đặc biệt và hiếm có trong danh sách chùa ở Hà Nội khác. Phía trên mái có tám con rồng tượng trưng cho 8 đời triều vua Lý. Từ thời xưa, chùa Láng đã trở thành điểm đến cho các sĩ tử cầu cho việc thi cử đỗ đạt. Vào ngày mùng 7 tháng 3 hằng năm thường diễn ra lễ hội Chùa Láng thu hút đông đảo Phật tử ghé tới.

chua lang ha noi

Ảnh: sưu tầm

9. Chùa Phúc Khánh

  • Địa chỉ: Cầu vượt Ngã Tư Sở, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội
  • Lễ hội: lễ Vu Lan ngày 14/7 âm lịch

Chùa Phúc Khánh có lẽ là ngôi chùa đã quá quen thuộc không chỉ với người dân thủ đô mà còn cả với những từ nhiều nơi khác ghé tới. Được biết, ngôi chùa linh thiêng này được xây dựng từ thời Hậu Lê với lối kiến trúc đậm nét truyền thống như cửa Tam Quan, khu Tiền Đường và Hậu Cung.

Chùa Phúc Khánh từ lâu đã trở thành nơi cúng lễ của nhiều người vào dịp đầu năm hay các ngày rằm, mùng 1. Đặc biệt, tại đây thường tổ chức nhiều khóa lễ lớn như lễ dâng sao giải hạn diễn ra vào tối 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm và ngày lễ Vu Lan ngày 14/7 Âm Lịch.

chua phuc khanh ha noi

Ảnh: sưu tầm

Một số ngôi chùa đẹp gần Hà Nội:

10. Chùa Bộc

  • Địa chỉ: số 14 Phố Chùa Bộc, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Chùa Bộc được xây dựng từ năm 1789 dưới thời vua Quang Trung, Tây Sơn. Trước đây chùa là nơi để thờ Phật. Song, sau này chùa còn là nơi thờ tự vua Quang Quang và những người có công đã hy sinh trong trận chiến. Cho đến nay, bên trong chùa vẫn còn lưu giữ những cổ vật để du khách có thể ghé tới tham quan đó.

11. Chùa Đậu

  • Địa chỉ: làng Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội

 Mặc dù so với danh sách chùa ở Hà Nội khác, chùa Đậu cách khá xa trung tâm thế nhưng nơi đây vẫn thường xuyên được nhiều du khách thập phương ghé tới. Ngôi chùa này được thiết kế theo lối kiến trúc “tiền Phật, hậu Thánh” – một kiểu kiến trúc đặc trưng vào thế kỉ 17. Hiện nay, bên trong chùa còn được trưng bày 2 pho tượng của nhà sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường – hai vị sư đã để lại toàn thân xá lợi sau khi mất.

chua dau

Ảnh: sưu tầm

12. Chùa Pháp Vân

  • Địa chỉ: làng Nành, Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội

Chùa Pháp Vân hay còn được biết đến với tên gọi là chùa Nành, tọa lạc ở làng Nành, Ninh Hiệp, cách trung tâm khoảng chừng 20km. Đặc biệt, hiện nay bên trong chùa là nơi lưu giữ lên đến 116 bức tượng và nhiều di vật quý hiếm từ nhiều triều đại trước.

13. Chùa Thầy

  • Địa chỉ: xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội
  • Lễ hội: từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch

Chùa Thầy là một quần thể kiến trúc, gồm chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, gác Chuông, gác Trống, chùa Cao, chùa Một Mái, chùa Long Đẩu,… nằm ở phía dưới chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, cách Hà Nội khoảng chừng 20km. Có thể nói, chùa Thầy là một ngôi chùa vô cùng đặc biệt khi không có cổng Tam Quan, nghi môn và vừa thờ Phật, vừa thờ Thánh. Khác hẳn so với những ngôi chùa khác, Thánh ở chùa chính là Thiền sư Từ Đạo Hạnh.

chua_thay_quoc_oai

Ảnh: sưu tầm

Trên đây là tổng hợp những danh sách chùa ở Hà Nội nổi tiếng linh thiêng, được nhiều người biết đến. Hy vọng với những thông tin mà Halo Travel cung cấp sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích nhất.

Bài viết bạn quan tâm:

Monday, November 30, 2020

Nằm lòng kinh nghiệm du lịch phố cổ Hà Nội như dân Hà Thành

Phố cổ là một trong những “đặc sản văn hóa” của người dân Hà Thành. Du lịch phố cổ Hà Nội nên đi đâu, chơi gì vui? Ăn gì ngon nhất? Cùng Halo khám phá ngay tại đây nhé.

1. Giới thiệu chung về phố cổ Hà Nội

Khu vực phố cổ Hà Nội nằm ở phía tây và bắc của hồ Hoàn Kiếm. Phố cổ Hà Nội từ xa xưa nổi tiếng với 36 phố phường với những cái tên thú vị như: Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Tre, Hàng Chiếu, Hàng Đường, Hàng Bạc, Hàng Gai,… Mỗi cái tên này đều được đặt theo các mặt hàng được bày bán trên phố.

Phố cổ có tổng diện tích khoảng 76ha. Đây là nơi buôn bán sầm uất, náo nhiệt của người dân Hà Thành từ xa xưa tới nay. Không những vậy, nơi đây còn lưu giữ, tái hiện chân thực những giá trị văn hóa, lịch sử của người dân thủ đô. Vì vậy, đừng quên du lịch phố cổ Hà Nội để được khám phá nhiều điều thú vị tại đây nhé.

Ảnh: Sưu tầm

2. Cách di chuyển tới khu vực phố cổ Hà Nội

Vậy làm thế nào để di chuyển tới phố cổ Hà Nội? Có rất nhiều phương tiện mà du khách có thể lựa chọn như: xe máy, taxi, xe bus. Tùy vào địa điểm xuất phát và nhu cầu, sở thích cá nhân mà bạn có thể lựa chọn phương tiện di chuyển phù hợp cho mình.

Nếu muốn nhanh chóng, tiện lợi, du khách có thể bắt taxi. Chỉ cần nói địa điểm cụ thể bạn muốn tới, tài xế taxi sẽ đưa bạn đến ngay. Tuy nhiên, cách này sẽ có chi phí hơi cao một chút. Một tip nhỏ đó là bạn có thể gọi grabcar để chi phí rẻ hơn chút so với taxi thông thường.

Ảnh: Sưu tầm

Nếu thích được cảm nhận đường phố Hà Nội, tự mình khám phá mọi ngóc ngách của thành phố thì xe máy sẽ là phương tiện phù hợp cho bạn. Giá thuê xe máy dao động khoảng 120.000đ – 180.000đ tùy loại xe và địa chỉ bạn thuê.

Để tiết kiệm hơn, du khách có thể trải nghiệm xe bus để đi du lịch phố cổ Hà Nội. Hình thức di chuyển này vừa rẻ, vừa nhàn. Bạn sẽ được ngồi trên xe và ngắm nhìn đường phố, cuộc sống của người dân Hà Nội. Một số tuyến xe bus chạy qua khu vực phố cổ đó là:

  • Tuyến xe bus số 09, 14, 36 sẽ đưa bạn đến bờ hồ Hoàn Kiếm.
  • Tuyến xe số 03, 11, 14, 22, 18, 34, 40 đỗ ở bến Ô Quan Chưởng và 81 Trần Nhật Duật.
  • Tuyến xe bus số 31 tới chợ Đồng Xuân.
  • Tuyến xe 31 tới 22c Hàng Lược.

Ảnh: Sưu tầm

3. Khám phá phố cổ Hà Nội

Phố cổ Hà Nội là khu vực tập trung rất nhiều khách sạn từ bình dân, giá rẻ tới cao cấp, sang trọng, homestay. Tùy thuộc vào lịch trình tham quan, ngân sách bạn hãy xác định xem mình muốn ở dạng khách sạn nào nhé.

Dưới đây Halo sẽ gợi ý một số địa chỉ lưu trú nổi bật, được nhiều người lựa chọn khi đi du lịch phố cổ Hà Nội:

Khách sạnĐịa chỉGiá tham khảo
KS La Dolce Vita Hà Nội 3*53 đường Hàng Bồ990.000đ/phòng/đêm
KS Church Boutique Hàng Gai 3*95 Hàng Gai863.000đ/phòng/đêm
KS Movenpick Hà Nội 4*83A Lý Thường Kiệt1.841.000đ/phòng/đêm
KS Silk Path Hà Nội 4*195-199 Hàng Bông2.422.000đ/phòng/đêm
KS Sofitel Legend Metropole Hanoi Hotel 5*Số 15, Phố Ngô Quyền3.027.000đ/phòng/đêm
KS Hilton Hanoi Opera Hotel 5*Số 1, Phố Lê Thánh Tông1.200.000đ/phòng/đêm

4. Những địa điểm du lịch phố cổ Hà Nội bạn không thể bỏ lỡ

Hồ Hoàn Kiếm

Địa điểm du lịch Hà Nội đầu tiên bạn nhất định nên ghé tới ở khu vực phố cổ chính là hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm). Có thể nói đây chính là trái tim của thủ đô ngàn năm văn hiến. Hồ Gươm với làn nước xanh biếc, xung quanh là những hàng cây rủ bóng xuống mặt nước tạo nên một vẻ đẹp thật lãng mạn.

Khuôn viên xung quanh hồ còn có tháp Rùa, tháp Bút, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn. Không chỉ có vậy, hồ Hoàn Kiếm còn gắn liền với truyền thuyết Rùa thần đòi gươm. Tất cả hòa quyện với nhau, tạo nên một danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, chứa đầy ý nghĩa lịch sử.

Ảnh: Sưu tầm

Đặc biệt, vào mỗi tối thứ 6, thứ 7, chủ nhật hàng tuần, xung quanh hồ có phố đi bộ với nhiều hoạt động thú vị như: chợ đêm, biểu diễn ca nhạc, nhiều trò chơi dân gian,… Nếu có dịp du lịch phố cổ Hà Nội vào cuối tuần hãy ghé qua bạn nhé.

Nhà cổ Mã Mây

  • Địa chỉ: 87 Mã Mây, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 08:00 – 20:00
  • Giá vé tham quan: 10.000đ/người

Đây là một địa điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng, hấp dẫn nhiều du khách tham quan. Ngôi nhà cổ này được xây dựng từ khoảng cuối thế kỷ XIX và được thay chủ rất nhiều lần. Nhà có diện tích lên tới 157,6m2 với chiều dài đất là 28m, mặt tiền 5m, được xây dựng vuông góc với đường phố.

nha co ma may

Ảnh: Sưu tầm

Đến với căn nhà này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng lối kiến trúc cổ độc đáo đậm chất Hà Nội. Bên cạnh đó, bạn sẽ hiểu hơn về nếp sống, sinh hoạt hàng ngày của người dân Hà Thành trước kia. Có lẽ một Hà Nội xưa thu nhỏ sẽ ùa về trong bạn qua từng câu chuyện, từng đồ vật trong nhà.

Đền Bạch Mã

  • Địa chỉ: 76 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 09:00 – 17:30

Điểm đến tiếp theo khi đi du lịch phố cổ Hà Nội hấp dẫn nhiều du khách tham quan đó là đền Bạch Mã. Ngôi đền là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa, được xây dựng từ thế kỷ thứ IX. Đây là một công trình kiến trúc văn hóa tâm linh quan trọng với người Hà Nội.

Ảnh: Sưu tầm

Phần lớn đền được xây dựng từ gỗ lim và có lối điêu khắc chạm trổ tinh xảo, nhuốm đậm dấu ấn kiến trúc triều Nguyễn. Du khách sẽ thăm sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nơi đây, cũng như cầu tài lộc, bình an cho gia đình và người thân.

Chợ Đồng Xuân

  • Địa chỉ: 15 Cầu Đông, Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 06:00 – 18:00

Đây là khu chợ lâu đời nhất tại Hà Nội, được xây dựng từ năm 1889 bởi người Pháp. Trong chợ có đầy đủ các loại mặt hàng từ: quần áo, đồ ăn, đồ tiêu dùng,… Vì là chợ bán buôn, do đó, nếu mua sỉ với số lượng lớn bạn sẽ có mức giá khá tốt. Ghé tới chợ Đồng Xuân bên cạnh việc mua sắm, du khách cũng sẽ hiểu thêm về văn hóa buôn bán, kinh doanh ở đây.

Ảnh: Sưu tầm

5. Du lịch phố cổ Hà Nội ăn gì?

Không chỉ có nhiều điểm đến hấp dẫn, phố cổ Hà Nội còn là “thiên đường ẩm thực” chắc chắn sẽ khiến mọi du khách phải mê mẩn không rời. Đồ ăn thì có rất nhiều, thế nhưng ăn món gì ngon, ăn ở đâu mới chuẩn “như người Hà Nội” thì không phải ai cũng biết.

Dưới đây Halo sẽ gợi ý cho bạn những đặc sản ẩm thực khi đi du lịch phố cổ Hà Nội bạn nhất định nên thử. Đảm bảo ăn là mê luôn!

  • Bún chả Hàng Quạt: Ngõ 74 Hàng Quạt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Bún thang Cầu Gỗ: 48 Cầu Gỗ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Bún ốc ngõ chợ Đồng Xuân: Ngõ chợ Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Chả cá Lã Vọng: 14 Chả Cá, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Phở Bát Đàn: 49 Bát Đàn, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Phở Lý Quốc Sư: 10 Lý Quốc Sư, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Nộm phố Hàm Long: 25 Hàm Long, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Chè bốn mùa Hàng Cân: Số 4 Hàng Cân, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Trà chanh nhà thờ
  • Café Giảng: 39 Nguyễn Hữu Huân, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Ảnh: Sưu tầm

Nhìn chung, các món ăn của Hà Nội rất đậm đà, được chết biến công phu, mang nét đặc trưng riêng. Giá cả đồ ăn cũng không quá cao và chất lượng thì chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng đâu.

Gợi ý: Địa chỉ các món ngon phố cổ vạn người mê

6. Mua gì khi đi du lịch phố cổ Hà Nội

Đi du lịch phố cổ Hà Nội, bạn cũng có thể kết hợp mua quà cho người thân, bạn bè. Ở khu vực này tập trung hầu hết đặc sản nổi tiếng, vì vậy, bạn sẽ có nhiều lựa chọn cho mình đó. Một vài món quà mang hương vị Hà Nội, ý nghĩa du khách có thể tham khảo đó là:

  • Ô mai Hồng Lam: 11 Hàng Đường, Hàng Đào, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Giò chả Ước Lễ: Số 9 Hàng Bông, Hàng Gai, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Bánh cốm, bánh phu thê Hàng Than: Số 11 Hàng Than, Nguyễn Trung Trực, Ba Đình, Hà Nội
  • Mứt sen trần: Số 11 Hàng Đường, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Lạc rang húng lìu Bà Triệu: 176 Bà Triệu, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Bánh Chả: 22 Hàng Điếu, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Ảnh: Sưu tầm

Có thể bạn chưa biết: Thiên đường mua sắm tại chợ đêm phố cổ Hà Nội

7. Một số lưu ý khi du lịch phố cổ Hà Nội

Ngoài ra, khi đi du lịch phố cổ Hà Nội, bạn cũng nên lưu ý một số điểm sau để có chuyến đi suôn sẻ, trọn vẹn nhất:

  • Giữ gìn vệ sinh công cộng, không xả rác bừa bãi làm ảnh hưởng tới cảnh quan chung.
  • Khi mua đồ hay ăn uống ở đâu, bạn nên hỏi giá trước để tránh bị “chặt chém”. Đặc biệt, bạn nên tránh đi mua hàng vào sáng sớm. Bởi nếu chỉ hỏi giá mà không mua, một vài chủ cửa hàng sẽ có thái độ không vui vẻ đâu.
  • Đừng quên đem theo các vật dụng cần thiết như điện thoại, thẻ ATM, tiền mặt,… bên người khi ra đường nhé.

Ảnh: Sưu tầm

8. Gợi ý lịch trình du lịch phố cổ Hà Nội 1 ngày

Buổi sáng:

  • Ăn sáng tại khu vực ngõ chợ Đồng Xuân.
  • Tham quan các địa điểm: chợ Đồng Xuân, Ô Quan Chưởng, đền Bạch Mã, đền Kim Ngân

Buổi trưa:

  • Ăn trưa tại khu vực Hàng Buồm
  • Sau đó bạn có thể đi cafe nghỉ ngơi và chill một lúc

Buổi chiều:

  • Tham quan hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn
  • Ở đây bạn có thể dành chút thời gian chụp hình lưu niệm
  • Tiếp đó, du khách có thể làm cho mình một mini food tour ăn vặt tại các phố xung quanh hồ như: Định Liệt, Hàng Trống, Nhà Thờ,…

Ảnh: Sưu tầm

Buổi tối:

  • Ăn tối
  • Sau đó khám phá dãy phố Hàng Ngang, Hàng Đào về đêm.

Trên đây là tổng hợp kinh nghiệm du lịch phố cổ Hà Nội từ A-Z mà Halo muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng rằng, nếu có dịp ghé thăm thủ đô xinh đẹp, bạn sẽ có một chuyến khám phá phố cổ thật vui và đáng nhớ!

Tham khảo thêm kinh nghiệm du lịch tại: BLog Du Lịch Phượt 3 Miền

Bài viết bạn có thể quan tâm:

Sunday, November 29, 2020

Nhà hát Lớn Hà Nội - kiến trúc châu Âu giữa thủ đô hoa lệ

Nhà hát Lớn Hà Nội từ lâu đã trở thành “linh hồn” của thủ đô. Tham quan nhà hát là trải nghiệm tuyệt vời để bạn khám phá kiến trúc độc đáo và lịch sử hơn 100 năm của nhà hát. Hãy cùng Halo Travel dạo quanh một vòng nhà hát mỹ lệ này nhé!

1.Địa chỉ nhà hát Lớn Hà Nội

Nhà hát có vị trí đắc địa tọa lạc ở số 1 phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm. Đây là địa điểm được tham quan nhiều nhất khi đi du lịch Hà Nội.

Nhà hát Lớn Hà Nội là một trong hệ thống rất nhiều nhà hát của thủ đô. Nơi đây có lịch sử xây dựng từ năm 1901, cho đến nay đã trở thành trung tâm văn hóa của thủ đô Hà Nội. Nhà hát không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động ca múa nhạc, hòa nhạc, giao lưu văn nghệ mà còn là địa điểm tham quan yêu thích của khách trong và ngoài nước.

nha hat lon ha noi 1

Ảnh: @ quynhkew

2. Hướng dẫn chỉ đường đến Nhà hát Lớn Hà Nội

Nhà hát Lớn nằm ngay ở trung tâm thành phố nên vô cùng tiện lợi cho du khách tới tham quan. Bạn chỉ cần đi dọc Hồ Hoàn Kiếm, rẽ vào đường Đinh Tiên Hoàng. Sau đó tiếp tục đi đường Lê Lai, rẽ sang Lý Thái Tổ, vượt qua vòng xoay là đến Nhà hát Lớn Hà Nội.

Điều độc đáo là bạn hoàn toàn có thể di chuyển bằng xe bus 2 tầng từ Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục để đến Quảng trường Nhà hát Lớn. Giá vé xe bus rất rẻ và bạn còn có cơ hội được bao quát toàn bộ vẻ đẹp của đường phố Hà Nội trong tầm mắt.

Tham khảo: Lịch trình các tuyến buýt Hà Nội

nha hat lon ha noi 2

Ảnh: @ _bythaonee

3. Lịch sử nhà hát Lớn Hà Nội

Nhà hát Lớn là một phiên bản thu nhỏ của nhà hát Opéra Garnier ở Paris. Công trình này được xây dựng trong vòng 10 năm, từ 1901 – 1911. Ban đầu nhà hát chuyên phục vụ các hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật trong nước và quốc tế. Đến năm 1995, nhà nước quyết định tu bổ nhà hát với vốn đầu tư 156 tỷ đồng để chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Cộng đồng Pháp ngữ. Vốn của đợt tu bổ này là 156 tỷ đồng. Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị và Hoàng Đạo Kính là hai người chủ đạo đảm nhiệm vai trò to lớn này.

Tính đến nay, nhà hát Lớn đã có tuổi đời trên 100 năm. Nơi đây không chỉ mang kiến trúc đồ sộ mà còn diễn ra rất nhiều hội thảo, hội nghị… mang tầm vóc quốc tế của nước ta.

Diện tích nhà hát lên tới 2.600 m2 chia làm 3 tầng rộng lớn. Hiện tại nhà hát vẫn giữ nguyên những nét kiến trúc tiêu biểu của thời kì Pháp thuộc.

Sau 100 năm đưa vào sử dụng, công trình lớn mà Chính quyền thực dân Pháp xây dựng trong những năm đầu thế kỷ 20 vẫn giữ được các đường nét kiến trúc trước đây. Quá trình xây dựng nhà hát là một câu chuyện lịch sử dài mà bạn sẽ được hướng dẫn viên kể lại tận tình khi tới thăm quan nơi này. Đừng bỏ lỡ câu chuyện lí thú về phần mái lợp phiến thạch, những đường nét trang trí sơn so thiếp vàng, từng bậc cầu thang… bạn nhé!

nha hat lon ha noi 3

Ảnh: @ pthhuyenn_

4. Kiến trúc độc đáo của nhà hát Lớn Hà Nội

Khi bước chân vào sảnh chính bạn sẽ thấy một cầu thang hình chữ T trước mặt. Tất cả đèn chùm trang trí trong nhà hát đều được mạ vàng theo lối cổ điển rất rõ. Bạn cứ đi dọc cầu thang, vượt qua những ánh đèn lung linh là đến  phòng khánh thiết (phòng gương) ở tầng 2. Đây là nơi diễn ra các buổi lễ quan trọng của Chính phủ. Các chương trình nghệ thuật thính phòng hay họp báo cũng thường xuyên được tổ chức trong phòng này. Điều độc đáo là sàn phòng được thiết kế theo kĩ thuật Mozaic của Italia. Trên tường có nhiều tấm gương lớn và đèn chùm độc đáo đúng chất cổ điển Pháp.

Bên trong nhà hát là khán phòng lớn chia làm ba tầng. Sức chứa của khán phòng tối đa là 870 người. Sau ánh đèn sân khấu là phòng quản trị và thiết kế 18 buồng hóa trang cho diễn viên, phòng tập, phòng họp và thư viện.Tất cả kiến trúc của nhà hát đều được mô phỏng theo kiến trúc nhà hát châu Âu thế kỉ XX.

Nếu đi dọc hành lang bạn sẽ thấy những khung ảnh trưng bày hiện vật và những bức hình liên quan đến sự phát triển của nhà hát Lớn. Với kiến trúc độc đáo số 1, nơi đây đã được công nhận là di tích lịch sử và kiến trúc quốc gia.

Ngày nay, nhà hát khoác trên mình màu sác vàng đậm càng làm nổi bật nét kiến trúc đồ sộ hiếm có.

anh 4

Ảnh: @ _its.iris__

5. Giá vé tham quan nhà hát Lớn Hà Nội

Gần đây nhà hát lớn chính thức mở cửa đón chào khách tới tham quan. Giá vé là: 400.000 đồng/ người lớn, 200.000 đồng/ trẻ em. Thời gian tham quan quy định chỉ kéo dài 90 phút.

Tới nhà hát Lớn bạn sẽ được hướng dẫn viên thuyết trình những nét độc đáo về lịch sử và kiến trúc của nhà hát. Nếu bạn thích tự do hoàn toàn có thể tự mình khám phá và chụp ảnh ở bất kì góc nào.

Bạn lưu ý là nhà hát chỉ đón khách từ thứ 2 và thứ 6 hàng tuần thôi nhé! Bạn có thể chọn rất nhiều món quà nho nhỏ tặng người thân ở khu bán đồ lưu niệm. Đồ ở đây rất xinh xắn và giá thành thì siêu rẻ!

anh 5

Ảnh: @  haoduhi

Hà Nội có vô vàn địa điểm đẹp đang chờ bạn khám phá. Một trong số đó là nhà hát Lớn Hà Nội nằm ngay trên phố Tràng Tiền. Nhân tiện bạn hãy đi dạo quanh Hồ Gươm, ăn kem Tràng Tiền, mua sách Đinh Lễ…Chúc bạn có thêm nhiều kỉ niệm để thêm yêu Hà Nội nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Check in làng hoa Tây Tựu, địa điểm cực chất dành cho team sống ảo

Làng hoa Tây Tựu – Một trong những làng nghề trồng hoa truyền thống nổi tiếng tại Hà Nội. Những năm gần đây, nơi này trở thành điểm checkin ngay gần Hà Nội quen thuộc của team sống ảo.

1. Giới thiệu chung về làng hoa Tây Tựu

Làng hoa Tây Tựu ở đâu?

  • Địa chỉ: Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Làng hoa Tây Tựu là ngôi làng có truyền thống văn hóa, sản xuất và cung cấp hoa tươi lâu đời cho nội thành Hà Nội. Địa điểm này cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 13km nên khá thuận lợi cho du khách đến tham quan chụp ảnh.

Nghề trồng hoa ở Tây Tựu được hình thành từ năm 1930, nhưng đến đầu những năm 90, người dân nơi đây mới bắt đầu tập trung trồng hoa nhiều hơn. Suốt gần 100 năm làm nghề đến năm 2017, làng hoa Tây Tựu được công nhận và vinh danh là làng nghề truyền thống tại Hà Nội. Với tổng diện tích hơn 200ha, các vườn hoa Tây Tựu trồng nhiều loài hoa đa dạng khác nhau như: hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa ly, hoa violet, hoa thược dược,…

lang hoa tay tuu

Ảnh: @mphgtr1h

2. Cách di chuyển 

Lựa chọn hồ Hoàn Kiếm là điểm xuất phát, để tới làng hoa Tây Tựu bạn đi theo hướng đến đường Hồ Tùng Mậu. Sau đó bạn đi hết đường Hồ Tùng Mậu rồi đến đường 32 để tới ngã tư Trạm Trôi. Tại đây bạn di chuyển đến gần trường Cao Đẳng Công Nghiệp thì rẽ phải, đi tiếp khoảng 2km bạn sẽ thấy những cánh đồng hoa rộng lớn và đó là điểm đến của bạn.

lang hoa tay tuu

Ảnh: Google maps

Ngoài ra bạn có thể lựa chọn xe buýt với điểm dừng là nhà văn hóa Yên Nội, từ đây bạn đi bộ khoảng 600m là đến làng hoa. Một vài tuyến xe buýt Halo cập nhật giúp bạn: 20B, 19, 21 hoặc 57.

3. Thời điểm thích hợp đến làng hoa 

Nên tham quan làng hoa Tây Tựu vào thời điểm nào để có thể chiêm ngưỡng được nhiều loài hoa đẹp nhất là băn khoăn của không ít du khách. Chính vì vậy Halo sẽ bật mí cho bạn thời gian lý tưởng nhất để ghé làng hoa này là khoảng thời gian tháng 11, tháng 12 âm lịch. Bởi đây là lúc người dân Tây Tựu đang chuẩn bị hoa cho dịp Tết nên bất kể khu vườn nào cũng ngập tràn muôn sắc hoa.

thoi diem

Ảnh: @lana.anhanh

4. Khám phá làng hoa Tây Tựu

Đắm chìm trong sắc màu ngập tràn của các loài hoa

Có lẽ bất kỳ du khách nào ghé làng hoa này cũng không khỏi ấn tượng với một không gian rộng lớn, bao chùm với đủ các loài hoa. Đặc biệt, du khách còn cảm nhận được nét bình yên, chân chất của vùng quê ngoại thành với muôn màu khoe sắc.

Mặc dù không được ưu ái về thời tiết nhưng nơi đây vẫn có đủ các chủng loại hoa và đất đai màu mỡ nên có thể trồng nhiều loài hoa quý với số lượng lớn.

Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nội thì thời điểm đẹp nhất trong ngày được xem là lý tưởng để đến làng hoa là sáng sớm hoặc buổi chiều. Tùy nhiên, vào từng thời điểm làng hoa có vẻ đẹp khác nhau. Nếu sáng sớm là những giọt sương long lanh còn đọng lại trên cành hoa thì buổi chiều ánh hoàng hôn xuống chiếu vào tạo ánh sáng e ấp đầy huyền bí.

sac hoa

Ảnh: @mingde80

Điểm sống ảo cùng muôn sắc hoa

Đến làng hoa Tây Tựu bạn đừng quên lưu lại cho mình những bức ảnh đẹp với đủ các loài hoa ở đây nhé. Dù là góc nào bạn cũng dễ dàng bắt kịp cho mình những bức ảnh xịn sò, siêu chảnh rồi.

lang hoa tay tuu

Ảnh: @mactamdi25

5. Những lưu ý cho chuyến tham quan của bạn

  • Bạn không nên tự ý ngắt, hái hoa.
  • Chú ý khi chụp ảnh lựa chọn vị trí phù hợp, tránh giẫm vào làm hỏng hoa nhé.
  • Là làng nghề trồng hoa, nên muốn chụp ảnh tại vườn hoa nào, bạn đừng quên hỏi ý kiến chủ vườn trước nhé.
  • Bạn nhớ chuẩn bị những dụng cụ như: máy ảnh, gậy tự sướng và pin dự phòng để tha hồ checkin sống ảo.

Bài viết trên đây là tất tần tật những kinh nghiệm tham quan làng hoa Tây Tựu mà Halo chia sẻ cho bạn. Hy vọng bạn đọc sẽ có thêm cho mình nhiều thông tin hữu ích cho chuyến đi nhé!

Những vườn hoa nổi tiếng tại Hà Nội

Dinh Hoàng A Tưởng – địa điểm checkin hot nhất thị trấn Bắc Hà

Du lịch Sapa khó có thể nào cưỡng được vẻ đẹp quyến rũ của thị trấn Bắc Hà. Một trong những địa điểm sống ảo được các bạn trẻ yêu thích nhất là Dinh Hoàng A Tưởng. Nơi đây không chỉ mang giá trị kiến trúc độc đáo mà còn ẩn giấu câu chuyện lịch sử lí thú. Hãy cùng Halo Travel khám phá những điều kì thú ở Dinh Hoàng A Tưởng nhé!

1.Địa chỉ Dinh Hoàng A Tưởng ở đâu?

Dinh thự Hoàng A Tưởng là lâu đài nổi bật nhất ở thị trấn Bắc Hà. Dinh thự được xây dựng từ những năm Pháp thuộc nhưng vẫn giữ nguyên được sự hòa quyện giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây độc đáo. Bạn sẽ vô cùng bất ngờ khi biết rằng công trình có tuổi đời hàng trăm năm này ẩn chứa câu chuyện cổ về vua Mèo Bắc Hà nổi tiếng.

Nếu bạn đi du lịch Sapa thì có thể đến khám phá Dinh Hoàng A Tưởng vào bất kì thời điểm nào trong năm. Nhưng kinh nghiệm là bạn nên đi vào mùa xuân thì bao quanh dinh thự là một rừng mận trắng xóa cả núi đồi đẹp như miền cổ tích.

Hoặc bạn cũng có thể đợi đến mùa mận chín là tháng 5 hàng năm để thăm quan những vườn mận sai trĩu quả. Nếu bạn tới đây vào ngày 7/7 âm lịch còn có cơ hội tham dự lễ hội Đua ngựa hấp dẫn chưa từng có.

dinh hoang a tuong 1

Ảnh: @ p.h.u.o.n.g.d.i

2. Hướng dẫn đường đi Dinh Hoàng A Tưởng

Hiện nay các tour đi du lịch Sapa hầu như đều đưa Dinh Hoàng A Tưởng vào danh sách những địa điểm tham quan kì thú. Thị trấn Bắc Hà nằm cách Lào Cai khoảng 70km, cách thị trấn Sapa khoảng 103km  nên nếu muốn tới đây bạn nên thuê xe taxi hoặc xe khách dẫn đường. Nếu muốn đi xe máy bạn phải đi dọc theo QL4D, rẽ sang QL 70, rồi tiếp tục đi đường ĐT153 mới lên đến thị trấn Bắc Hà. Sau đó, bạn phải hỏi thăm thêm người dân địa phương thì mới đến được dinh thự. Con đường này có nhiều khúc quanh co, hiểm trở nên bạn hãy chú ý nhé.

dinh hoang a tuong 2

Ảnh: @ nanau187

3. Giới thiệu về Dinh Hoàng A Tưởng

Dinh thự Hoàng A Tưởng còn có tên gọi khác là lâu đài Hoàng Yến Chao. Đây là cơ ngơi của địa chủ Hoàng Yến Chao khét tiếng dưới thời Pháp thuộc sinh sống tại Bắc Hà. Dinh thự được xây dựng từ năm 1914, nhưng đến 7 năm sau mới hoàn thành nên vô cùng hoành tráng. Tổng diện tích của công trình này lên tới 1000m2, 4 bề xung quanh đều là tường thành kiên cố khó xâm nhập.

Tương truyền, Hoàng Yến Chao là một tên quan lại cai quản cả một vùng. Ông là người Tày nhưng quản lý vùng sinh sống chủ yếu là người Mông, nên được người dân gọi là vua Mèo Hoàng Yến Chao. Hoàng A Tưởng thực chất là tên một trong số các con trai của ông, sau được nhân dân lấy làm tên đặt cho dinh thự.

Trong giai đoạn 1905 – 1950, ông đã lấn chiếm các vùng đất màu mỡ để khai hoang. Ông còn là người buôn bán độc quyền các mặt hàng gạo, muối, thuốc phiện nên vô cùng giàu có. Sau lưng của Hoàng Yến Chao còn có sự chống đỡ của thực dân Pháp nên ông không ngại bóc lột của cải của nhân dân và xây nên dinh thự bề thế bậc nhất Bắc Hà này.

Ban đầu dinh thự được làm nơi sinh sống của Hoàng Yến Chao cùng với gia đình. Về sau dinh thự bị bỏ hoang và trở thành địa điểm du lịch hot nhất Bắc Hà.

>>> Tham khảo: Các địa điểm không thể bỏ qua khi du lịch Sapa tháng 1, 2 ,3

dinh hoang a tuong 3

Ảnh: @vungoc.duyen

4. Kiến trúc độc đáo của dinh Hoàng A Tưởng Sapa

Dinh Hoàng A Tưởng mang vẻ đẹp trầm mặc giữa cao nguyên Bắc Hà. Dinh thự được xây cất trên quả đồi rộng lớn, xung quanh được che chắn bởi hai ngọn núi. Khung cảnh non nước hữu tình càng làm cho sức hút của dinh thự thêm lan rộng.

Nếu tinh ý bạn có thể thấy từng viên gạc ngói ở lầu son gác tía này cũng được thiết kế tỉ mỉ. Tất cả đều mang kiến trúc Pháp nổi bật. Kết cấu của dinh thự bao gồm: phòng chờ, sân tổ chức lễ hội, vui chơi, sau đó mới đến khu chính để nghỉ ngơi của vua Mèo Bắc Hà.

Diện tích của khu chính rộng tới 420m2 được kết cấu thành 2 tầng, mỗi tầng 3 gian rộng lớn. Phía bên dưới đất còn có mật thất làm nơi lưu trú và thoát hiểm khi cần thiết. Tất cả các cửa nhà hình vòm đều mang đậm nét kiến trúc châu Âu thế kỉ XX. Bên ngoài mặt tiền của khu chính còn được tô điểm bằng vô vàn họa tiết tỉ mỉ hiếm có.

Mặc dù đã hơn 100 năm trôi qua, dinh thự giờ cũng phủ rêu bạc màu nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp cổ điển kì lạ. Đây vẫn là điểm đến ưa thích của khách du lịch trong và ngoài nước.

>>> Khám phá: Khu du lịch Thác Bạc Sapa – Điểm dừng chân không thể bỏ lỡ của các cặp đôi

anh 4

Ảnh: @ thao.be.nho

5. Tham quan mô hình nấu rượu ngô truyền thống

Không chỉ ấn tượng bởi những họa tiết kiến trúc độc đáo như: hình ảnh hoa lá trang trí, cửa lan can hình vòm, cầu thang xoắn ốc… mà nơi đây còn rất cuốn hút bởi mô hình nấu rượu ngô đằng sau dinh thự. Bạn sẽ được chứng kiến tận mắt nghề nấu rượu ngô truyền thống của người dân bản địa. Nếu bạn muốn còn có thể nhấm nháp thịt trâu gác bếp cùng ly rượu ngô thơm lừng. Đây không chỉ là một đặc sản mà còn là nét đẹp văn hóa – truyền thống tuyệt vời của người dân miền núi Tây Bắc.

Bên cạnh đó còn là khu trưng bày những tác phẩm, kỉ vật lịch sử của người Dao, Mông, Tày… rất cuốn hút. Bạn có thể mua rất nhiều đồ thủ công của người dân bản địa tạo nên. Đó là những tấm vải thổ cẩm dệt khéo léo, vòng bạc, váy, khăn… Cái gì cũng nhỏ nhắn, xinh xinh mà giá thì siêu rẻ.

anh 5

Ảnh: @nguyenkhaitrung

Dinh Hoàng A Tưởng là điểm đến thú vị cho những ai yêu thích vẻ đẹp của thị trấn Bắc Hà. Dinh thự cho đến nay trở thành điểm đến check – in cực hot của các bạn trẻ ưa khám phá! Nếu có dịp đi du lịch Sapa bạn đừng bỏ lỡ cơ hội được tham quan dinh thự có một không hai này nhé!

Có thể bạn chưa biết:

Set kèo rủ hội bạn đến My Hill Sóc Sơn lập team "oanh tạc" cực đã

Bạn đã quá chán ngán với sự chật chội, tấp nập của Thủ Đô? Bạn muốn cùng bạn bè đổi gió khám phá những vùng đất thiên nhiên thơ mộng và rinh về những bộ ảnh chanh sả nhất? Vậy My Hill Sóc Sơn là địa điểm dành cho bạn. 

1. My Hill Sóc Sơn Hồ Đồng Quan ở đâu?

Khu du lịch sinh thái My Hill Sóc Sơn nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội không xa khoảng 40 km, thuộc địa phận huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Địa điểm du lịch này nằm ngay cạnh hồ Đồng Quan nên còn được gọi là khu du lịch hồ Đồng Quan. My Hill Sóc Sơn được bao bọc xung quanh với khu rừng thông xanh mướt với tổng diện tích lên đến hơn 1 ha.

my hill soc son

Ảnh: @maimie

Bên cạnh núi non thơ mộng là thảm thực vật đa dạng, độc đáo trong những ngọn núi quanh hồ Đồng Quan tạo nên một quang cảnh thiên nhiên tuyệt vời và hiếm có. Đây là địa điểm du lịch gần Hà Nội thích hợp để các bạn trẻ có thể lập nhóm picnic cùng nhau rất là lý tưởng. Nếu bạn đang có kế hoạch đi du lịch Hà Nội tự túc thì đừng bỏ qua địa điểm này nhé.

2. Cách di chuyển tới khu du lịch

Vì khoảng cách từ trung tâm thành phố Hà Nội đến My Hill Sóc Sơn không quá xa, nên bạn có thể lựa chọn phương tiện di chuyển của mình bằng xe máy hoặc xe buýt đều rất thuận lợi. Tuy nhiên để có một chuyến đi hoàn hảo nhất và bạn có thể chủ động trong mọi hoàn cảnh cũng như có cơ hội tận mắt để ngắm nhìn những cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp và mới lạ, thì di chuyển bằng xe máy sẽ là lựa chọn hợp lý nhất.

my hill soc son

Ảnh: @maii.1102

Nếu bạn di chuyển đến My Hill Sóc Sơn bằng xe máy, thì bạn nên đi theo hướng đường cao tốc Nội Bài sẽ rất là dễ đi và an toàn. Con đường cao tốc này rất rộng và có biển chỉ dẫn nên bạn chỉ mất khoảng 60 phút di chuyển là có thể đến được khu sinh thái Đồng Quan

Còn đối với các bạn sinh viên không có phương tiện riêng thì có thể đi bằng xe buýt. Bạn nên tới bến xe Nam Thăng Long để bắt xe buýt số 56 hoặc xe buýt số 15 để di chuyển tới My Hill Sóc Sơn nhé.

3. Giá vé tại khu du lịch

Giá vé vào khu du lịch My Hill Sóc Sơn cho bạn tham khảo như sau:

  • Đối với du khách tham quan, vui chơi trong ngày giá vé là: 45.000VNĐ/khách.
  • Với những du khách muốn cắm trại qua đêm thì giá vé là: 55.000VNĐ/khách.

Ngoài ra tại đây còn có dịch vụ cho thuê lều, trại, các đồ dùng hay vật dụng cần thiết. Bạn có thể tham khảo giá trực tiếp tại cửa hàng, vì giá cả ở đây vô cùng hợp lý.

4. My Hill Sóc Sơn có gì?

Khám phá không gian xanh trong lành

Khu du lịch My Hill Sóc Sơn nằm ngay gần hồ Đồng Quan thuộc khu vực quy hoạch của hồ Hàm Lợn và gần Việt Phủ Thành Chương… Ngay từ cổng vào du khách sẽ được chiêm ngưỡng con đường thơ mộng với 2 hàng cây cổ thụ tỏa bóng mát. Cùng tận hưởng không khí mát mẻ, trong lành tránh xa mọi xô bồ của chốn thành thị ồn ào.

my hill soc son

Ảnh: @linh_leona_ita

Với diện tích rừng thông lên đến 1 ha bao bọc hoàn toàn xung quanh khu du lịch bạn không chỉ được ngắm cảnh, mà còn được trải nghiệm những hoạt động thú vị như câu cá, tổ chức các hoạt động teambuilding… Và đặc biệt giữa phong cảnh tuyệt đẹp và lãng mạn đó các bạn sẽ được thỏa thích chụp hình sống ảo, với những bức hình cực chất tại đây.

Ảnh: @usdmillionaire99

Tổ chức cắm trại cực chill

Đến với khu du lịch bạn có thể tổ chức buổi cắm trại tại những chòi sát hồ Đồng Quan Sóc Sơn. Tại My Hill hồ Đồng Quan có đầy đủ dịch vụ quạt, điện cho những nhóm bạn thỏa sức ăn chơi. Ở đây cũng có cung cấp dịch vụ cho thuê lều trại qua đêm, các dụng cụ nấu nướng, sinh hoạt với giá cả hợp lý. Tuy nhiên bạn cũng có thể mang theo nước uống, các nguyên liệu cần thiết để tổ chức tiệc nướng.

Ảnh: @hoangyennnnn

Nếu bạn nghỉ qua đêm thì hãy đừng bỏ lỡ khoảnh khắc trải nghiệm đón bình minh trên đồi Ông Cọc. Khi đi lên tới đỉnh bạn sẽ được ngắm trọn toàn cảnh hồ Đồng Quan hùng vĩ và vô cùng choáng ngợp, các bạn sẽ thỏa sức sống ảo với những bức hình đẹp sang chảnh.

5. Ăn gì tại My Hill hồ Đồng Quan?

Là địa điểm du lịch gần Hà Nội nhưng khá biệt lập, các khu ăn uống ở khá xa nên các bạn nên chuẩn bị đồ ăn mang đi cho cả nhóm. Tụ tập nướng đồ và thưởng thức những món ăn tự tay làm cùng những người bạn chắc chắn là trải nghiệm đáng nhớ và vô cũng thú vị của bất cứ ai khi đến đây.

my hill soc sonẢnh: @cknguyen96

6. Một số kinh nghiệm đi My Hill Sóc Sơn

  • My Hill Sóc Sơn chủ yếu lượng khách đổ về đông vào cuối tuần. Các bạn cũng có thể phượt My Hill – khu du lịch sinh thái hồ Đồng Quan vào những ngày trong tuần, tuy nhiên sẽ không được trải nghiệm trọn vẹn với các dịch vụ tại đây.
  • Khi đến đây hầu hết là các bạn sẽ tự phục vụ chính mình. My Hill sẽ chuẩn bị cho các bạn những vật dụng, đồ dùng cần thiết, còn chế biến và thu dọn sẽ dành cho các bạn tự làm với nhau.
  • Các bạn nên nhớ mang theo cả thuốc chống côn trùng vì đây là khu rừng sinh thái nên sẽ có thể có nhiều loại côn trùng khác nhau.

My Hill Sóc Sơn chính là địa điểm du lịch tuyệt vời ở gần Hà Nội dành cho các bạn vào dịp cuối tuần. Hãy đến với đây để trải nghiệm những phút giây thư thái, vui vẻ và hòa mình vào thiên nhiên thơ mộng. Cùng nhau đến My Hill hồ Đồng Quan vui chơi và lưu lại với nhau những bức ảnh xịn sò nhất tại điểm ‘checkin’ nghìn view này nhé. Lập team và triển luôn nào!

Những địa điểm tương tự